Hướng dẫn xây dựng quản lý vận hành siêu thị mini, chuỗi siêu thị mini

1. Xây dựng quản lý vận hành siêu thị, chuỗi siêu thị mini bao gồm những gì?

Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu được rằng, một siêu thị, siêu thị mini cần phải xác định phát triển và xây dựng nó như một doanh nghiệp thực thụ. Chính bởi thiếu yếu tố này mà rất nhiều các doanh nghiệp đã phát triển bởi những ngành nghề, hoặc mô hình kinh doanh khác đầu tư sang bán lẻ sẽ bị thấy “sượng” khi đi vào quản lý vận hành siêu thị, chuỗi siêu thị mini thực tế của mình. 

Để đầu tư kinh doanh mô hình siêu thị, siêu thị mini hay thậm trí là trung tâm thương mại thì điều đầu tiên là phải có tiền, tức là có tiềm lực tài chính tốt. Và đương nhiên các chủ đầu tư, hay doanh nghiệp đầu tư sang bán lẻ sẽ phải thành công ở những quá trình công việc kinh doanh trước đó. 

Một doanh nghiệp bán lẻ để vận hành siêu thị, chuỗi siêu thị mini hiệu quả cần phải xây dựng được 5 bộ khung quản lý, cũng giống như 5 ngón tay trên bàn tay của chúng ta vậy.

  1. Bộ phận quản lý vận hành siêu thị, chuỗi siêu thị mini
  2. Bộ phận thu mua cung ứng
  3. Bộ phận hành chính nhân sự
  4. Bộ phận kế toán – tài chính
  5. Bộ phận Marketing

2. Hướng dẫn cách xây dựng quản lý vận hành siêu thị, chuỗi siêu thị mini hiệu quả

2.1 Bộ phận quản lý vận hành siêu thị, chuỗi siêu thị mini

Bộ phận quản lý vận hành siêu thị, chuỗi siêu thị mini thường là bộ phận có lực lượng nhân sự lớn nhất, và cũng sẽ là bộ phận quan trọng nhất trong bộ khung quản trị của doanh nghiệp bán lẻ. 

Chức năng nhiệm vụ chính của bộ phận quản lý vận hành siêu thị, chuỗi siêu thị mini chính là thúc đẩy công việc bán hàng, bộ phận chính mang lại doanh thu cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Các vị trí có thể có trong bộ phận quản lý vận hành bao gồm:

  1. Giám đốc siêu thị
  2. Quản lý siêu thị, cửa hàng trưởng
  3. Nhân viên (bán hàng và thu ngân) 

2.2 Bộ phận thu mua

Cùng với bộ phận vận hành thì bộ phận thu mua đóng vai trò cũng vô cùng quan trọng, bởi nhiệm vụ chính của bộ phận thu mua là salein, việc lựa chọn nhà cung cấp,nguồn hàng siêu thị, tối ưu các hỗ trợ của nhà cung cấp cũng như nhà sản xuất cũng chính bởi từ bộ phận này mà ra. 

Chỉ cần yếu tố này thôi để biết nó khác biệt rất nhiều so với các mô hình kinh doanh khác:

– Có mô hình kinh doanh nào mà phải tìm kiếm tới cả ngàn nhà cung cấp?
– Có mô hình nào mà kinh doanh tới cả ngàn, thậm trí chục ngàn sản phẩm?
– Có mô hình nào chương trình và giá thành sản phẩm thay đổi một cách liên tục?
– Có mô hình nào mà có quá nhiều kênh cung cấp hàng hóa và người kinh doanh phải vắt óc ra để biết cách lựa chọn nhập sản phẩm nào từ kênh nào?
– Có mô hình kinh doanh nào mà chính sách công nợ mỗi nhà cung cấp lại khác nhau? 
….. 
Điều đó minh chứng cho việc để hoàn thành tốt công việc của bộ phận phòng mua là điều rất khó khăn, đòi hỏi lực lượng nhân sự cần có kiến thức chuyên môn liên quan tới sản phẩm, ngành hàng, đàm phán và cách thức vận hành bởi các nhà cung cấp cũng như các đơn vị sản xuất. 

2.3 Bộ phận hành chính nhân sự

Thông thường việc xây dựng quản lý vận hành siêu thị, chuỗi siêu thị mini thì bộ phận hành chính nhân sự này sẽ có quy mô nhỏ, thậm trí có thể cho phép trực thuộc vào bộ phận vận hành của siêu thị được. 

Do đó, giai đoạn đầu xây dựng mô hình siêu thị, chuỗi siêu thị thì các vị trí như chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, hay giám đốc siêu thị cần cân nhắc xây dựng bộ phận này phù hợp với mô hình cũng như nhu cầu sử dụng nhân sự của mình một cách hiệu quả

2.4 Bộ phận tài chính kế toán

Để bộ phận này hoạt động hiệu quả thì cần phát huy cả hai nhóm và công việc trong hoạt động công việc. 

– Tài chính: Lên kế hoạch, cân đối dòng tiền cho doanh nghiệp, và đương nhiên không thể thiếu được việc cần phải hoạch toán lỗ lãi, và có thể cần phải kết hợp với dòng tiền của các ngành nghề kinh doanh khác của doanh nghiệp (nếu có)

– Kế toán: Cũng như các doanh nghiệp nhỏ khác, kế toán có nhiệm vụ chính làm việc liên quan tới công nợ với các nhà cung cấp, cũng cần phải liên kết chặt chẽ với các bộ phận khác để cân đối dòng tiền liên quan đến các khoản công nợ, chi phí hoạt động siêu thị một cách nhịp nhàng, hợp lý. 

2.5 Bộ phận Marketing

Quy mô trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi siêu thị mini càng lớn thì bộ phận này càng đóng vai trò quan trọng. Marketing ngày nay thay đổi rất nhiều so với mô hình kinh doanh truyền thống trước, nhất là marketing online. 

Việc marketing online ra đời đã thay đổi cách thức tiếp cận, cũng như bán hàng, và chăm sóc khách hàng so với trước. Có thể tại thời điểm này thì hầu hết các mô hình kinh doanh siêu thị | chuỗi siêu thị mini đang yếu về chiến lược kinh doanh, quản trị vận hành, cũng như quản trị kinh doanh. Nhưng một yếu tố mà có thể tập trung và phát triển nó được thì chắc chắn sẽ tạo thành một lợi thế kinh doanh siêu thị, chuỗi siêu thị mini không hề nhỏ, đó chính là marketing siêu thị. 

Liên hệ nhanh